•   >  Danh mục checklist công việc sử dụng cho bộ phận tiệc (Banquet) trong nhà hàng, khách sạn

Danh mục checklist công việc sử dụng cho bộ phận tiệc (Banquet) trong nhà hàng, khách sạn

Post 15:13 - 10/12/2018

Tiệc (Banquet) là bộ phận đảm nhận nhiệm vụ tổ chức các loại hình tiệc, hội nghị, hội thảo trong khách sạn – nhà hàng. Để đảm bảo quá trình chuẩn bị - phục vụ: tiệc cưới, tea break, gala dinner… được thực hiện tốt và không xảy ra bất kỳ sai sót nào - cần phải thực hiện quản lý công việc bằng checklist. Bài viết này, Newway Pms xin chia sẻ mẫu checklist công việc cho bộ phận tiệc (Banquet) để các bạn tham khảo.

► Checklist là gì?

Trước khi tìm hiểu về mẫu checklist công việc cho bộ phận Banquet, bạn cần phải hiểu checklist là gì?

Checklist (Danh sách kiểm tra) là tập hợp tất cả các công việc cụ thể cần phải thực hiện theo yêu cầu của một dự án, chương trình, sự kiện nào đó. Checklist được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực – ngành nghề khác nhau, trong đó có ngành khách sạn – nhà hàng.

checklist công việc của bộ phận nhà hàng, tiệc trong khách sạn

► Vai trò của checklist trong công việc bộ phận Banquet khách sạn - nhà hàng

- Đối với cấp quản lý, giám sát

  • Quản lý tiến độ công việc chung, định hướng phân bổ thời gian hợp lý cho những công việc cần nhiều thời gian thực hiện.
  • Giúp phát hiện sai sót từ một vị trí công việc nào đó để xử lý kịp thời.
  • Đánh giá hiệu quả, năng lực làm việc của nhân sự trực thuộc.

- Đối với nhân viên

  • Giúp ghi nhớ được những công việc mình cần thực hiện; sắp xếp việc nào cần thực hiện trước – việc nào làm sau; kiểm soát thời lượng cần thiết cho từng đầu việc cụ thể.
  • Giúp đảm bảo tiến độ công việc chung và duy trì chất lượng dịch vụ theo tiêu chuẩn của nhà hàng – khách sạn.

 Khi hiểu được yêu cầu công việc, nhân viên bộ phận tiệc sẽ biết mình phải làm công việc gì cho phù hợp với yêu cầu của người quản lý.

► Mẫu checklist công việc cho bộ phận Banquet khách sạn – nhà hàng

STT

NỘI DUNG

Yes

No

 

A. CHUẨN BỊ TRƯỚC TIỆC

 

 

 

a. Thông tin chung

 

 

1

Thông tin về chủ tiệc và người đặt tiệc

 

 

2

Thời gian và địa điểm tổ chức

 

 

3

Số lượng khách chính thức và dự phòng

 

 

4

Số lượng trẻ em (nếu có)

 

 

5

Thực đơn và khẩu vị đặc biệt cho các món ăn (nếu có )

 

 

6

Thức uống

 

 

7

Yêu cầu đặc biệt của khách về trang trí, set up, trình tự phục vụ đồ  ăn và uống

 

 

 

b. Khu vực phòng tiệc

 

 

1

Tên phòng tiệc (nếu có), bảng hướng dẫn đến địa điểm phòng tiệc.

 

 

2

Bàn ghế, dụng cụ cho số lượng khách đặt và cho dự phòng nếu có phát sinh.

 

 

3

Âm thanh, ánh sáng đầy đủ theo tiêu chuẩn và theo yêu cầu của khách.

 

 

4

Kiểm tra vệ sinh tổng thể khu vực phòng tiệc bảo đảm sạch (Cây kiểng, bàn ghế, tranh ảnh...)

 

 

5

Khu vực nhà vệ sinh (sạch, không có mùi hôi, các trang thiết bị hoạt động tốt)

 

 

6

Hệ thống máy lạnh trong phòng tiệc hoạt động tốt

 

 

7

Tác phong của nhân viên phục vụ chỉnh tề (Grooming)

 

 

8

Phải chọn nhân viên có tác phong nhanh nhẹn, vui vẻ nhạy bén trong việc nắm bắt các yêu cầu của khách.

 

 

 

c. Nhân sự

 

 

1

Nhân viên có kiến thức tốt về các sản phẩm của nhà hàng mình cũng như cách phục vụ với các sản phẩm đó.

 

 

2

Nhân viên biết rõ người chủ tiệc, người đại diện chủ tiệc để giải quyết các vấn đề phát sinh và người sẽ thanh toán vào cuối tiệc.

 

 

3

Nhân viên được phổ biến các yêu cầu đặc biệt và các thói quen, sở thích của chủ tiệc để làm hài lòng khách được mời.

 

 

 

d. Bàn tiệc

 

 

1

Khăn bàn, khăn ăn phải thật sạch, ủi thẳng và ngay ngắn trên bàn.

 

 

2

Ghế được bố trí gọn gàng (theo yêu cầu của khách hoặc theo qui định)

 

 

3

Các bộ dụng cụ (chén, dĩa, muỗng, đũa, dao, nĩa… phải sạch và bóng sáng, không hoen ố hay trầy xước và phải được đặt ngay ngắn, gọn gàng).

 

 

4

Bộ gia vị chính phải đầy đủ, sạch và đặt gọn gàng.

 

 

5

Ly các loại ( tuỳ theo nhu cầu ) thật sạch, sáng, bóng và phải được đặt đúng theo trình tự, quy trình phục vụ.

 

 

6

Menu trên mỗi bàn tiệc hay mỗi care thức ăn (bàn dài).

 

 

7

Hoa trang trí

 

 

 

e. Khu vực service station

 

 

1

Dung cụ dự phòng khi phát sinh khách (ít nhất 20% số khách chính thức)

 

 

2

Dụng cụ để thay thế trong qua trình phục vụ(số lượng nhiều hay ít tuỳ theo thựcđơn).

 

 

3

Các dụng cụ cần thiết khác phải có đầy đủ như:

 

 

 

Tong gắp, mâm phục vụ

 

 

 

Muỗng nĩa phục vụ

 

 

 

Khăn lau

 

 

 

Xô đá

 

 

 

Ly các loại cần thiết và lót ly

 

 

 

Dụng cụ khui bia & rượu

 

 

 

Cây khuấy

 

 

 

Nước  đá

 

 

 

Ống hút…

 

 

4

Các loại nước chấm cần thiết (Chuẩn bị nhiều hơn số khách chính thức 20%)

 

 

 

f. Thức ăn và thức uống:

 

 

1

Thức ăn chuẩn bị đúng theo yêu cầu của khách và trình bày đẹp mắt

 

 

2

Từng món ăn phải phục vụ kèm nước sốt (nếu có) và nước chấm phù hợp.

 

 

3

Thức uống phải được ướp lạnh hay uống kèm đá tuỳ theo loại và theo yêu cầu của khách.

 

 

4

Phải chú ý các nguyên phụ liệu, vật trang trí và ly phù hợp với mỗi loại thức uống.

 

 

 

B. TRONG QUÁ TRÌNH PHỤC VỤ

 

 

1

Phục vụ đúng theo quy trình phục vụ thức ăn, thức uống.

 

 

2

Luôn có nhân viên trực trong phòng tiệc (trừ khi khách yêu cầu ra ngoài hay khách có chuyện đặc biệt không muốn người ngoài nghe) và nhân viên khác tiếp thức ăn, thức uống và các yêu cầu phát sinh khác đứng bên ngoài phòng tiệc.

 

 

3

Nhân viên phải quan sát, chú ý các cử chỉ, ánh mắt và các dấu hiệu khác để nhận biết rằng khách đang cần giúp đỡ.

 

 

4

Nhân viên phải luôn niềm nở, nhiệt tình và chu đáo trong việc phục vụ khách.

 

 

5

Phải thường xuyên liên hệ, báo với chủ tiệc hay người đại diện về tình hình thức ăn, thức uống hay các nhu cầu phát sinh trong tiệc.

 

 

 

C. SAU TIỆC

 

 

1

Phải kiểm tra thật kỹ lưỡng từng chi tiết về món ăn, thức uống khách và báo với chủ tiệc hay người đại diện trước khi ra hoá đơn thanh toán.

 

 

2

Hỏi khách về các thủ tục hành chính liên quan như xuất hoá đơn đỏ, nội dung hoá đơn…

 

 

3

Thanh toán với khách, lấy ý kiến về buổi tiệc, tiễn khách, cám ơn và hẹn gặp lại khách.

 

 

4

Thu dọn các khăn vải và dụng cụ ăn uống trên bàn và set up lại.

 

 

>>> Xem thêm: Cách tính food cost chính xác cho món ăn trong nhà hàng, khách sạn

Hy vọng với bài viết này, các bạn đã hiểu rõ bộ phận tiệc trong khách sạn, nhà hàng sẽ phải làm những công việc gì để từ đó mang đến một dịch vụ hoàn hảo dành cho khách hàng.

Scroll