Email marketing sẽ là một hình thức tiếp thị hiệu quả tới khách hàng với chi phí thấp hơn các hình thức marketing khác. Tuy nhiên, nếu thực hiện không đúng cách thức gửi email marketing thì điều đó sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới trải nghiệm của khách hàng cũng như hiệu quả của công việc marketing tại khách sạn. Do đó, điều quan trọng là bạn cần nắm rõ những lỗi thường gặp nhất để tránh mắc phải.
Trong bài viết dưới đây, Newway Pms sẽ chia sẻ với bạn những lỗi mà nhân viên kinh doanh & marketing trong khách sạn thường gặp nhất khi gửi email marketing.
1. Gửi email khi khách hàng chưa cho phép
Đây là sai lầm mà rất nhiều người đã và đang mắc phải. Thay vì thu thập danh sách email một cách hợp pháp qua form đăng ký đặt trên website, họ sẵn sàng thu thập trái phép trên các diễn đàn, comment trên facebook. Sau đó, họ gửi email marketing tới những địa chỉ này. Việc này hoàn toàn trái pháp luật dựa trên Nghị định 90/2008/NĐ-CP về chống thư rác (spam). Theo đó, các tổ chức, doanh nghiệp chỉ được phép gửi email marketing khi có sự đồng ý trước đó của người nhận.
Ngoài ra, khi người nhận từ chối việc tiếp tục nhận email, doanh nghiệp phải chấm dứt việc gửi email marketing trong vòng 24 giờ. Do đó, bạn cần tích hợp nút hủy đăng ký vào trong mỗi email mà bạn gửi.
Việc xin phép khách hàng trước khi gửi email marketing không chỉ thể hiện tính lịch sự mà còn là tuân thủ luật pháp.
2. Email không được phân đoạn
Hiện nay, rất nhiều khách sạn gửi email marketing tới toàn bộ danh sách khách hàng mà không tiến hành phân đoạn trước. Đây là một sai lầm nghiêm trọng.
Phân đoạn là việc chia nhỏ danh sách khách hàng thành những nhóm khác nhau như:
- Khách hàng doanh nhân
- Khách hàng ở Hà Nội
- Khách hàng ở Sài Gòn
Việc này sẽ giúp khách sạn dễ dàng gửi những nội dung liên quan tới từng nhóm khách hàng một cách chính xác, giúp tăng tỷ lệ mở cũng như click trong email.
Ngoài ra, bạn chỉ nên gửi email marketing tới những người nhận có tương tác với bạn. Hãy nhắm mục tiêu tới những người đã mở và click vào email mà bạn đã gửi trong vòng 6 – 12 tháng qua.
3. Tiêu đề kém hấp dẫn
Trong chiến dịch email marketing, tiêu đề chính là yếu tố quan trọng nhất bởi đây là phần đầu tiên mà người nhận sẽ nhìn thấy, và quyết định có mở email hay không. Một tiêu đề hấp dẫn, thu hút sẽ giúp tăng tỷ lệ mở email, góp phần quan trọng vào sự thành bại của cả chiến dịch.
Nếu bạn đang bí ý tưởng khi viết tiêu đề, hãy tham khảo bài viết sau: 10 mẹo viết tiêu đề hấp dẫn cho một chiến dịch email marketing khách sạn.
4. Tiêu đề giật tít thái quá
Trái với những tiêu đề kém hấp dẫn, tiêu đề giật tít thái quá có thể khiến người nhận click vào để đọc. Tuy nhiên, một khi họ đọc email và nhận ra nội dung trong đó chỉ toàn những lời quảng cáo sai sự thật, thổi phồng về sản phẩm, dịch vụ thì chắc chắn bạn sẽ bị liệt vào danh sách SPAM. Nếu bị quá nhiều người đánh dấu SPAM, tài khoản gửi email của bạn chắc chắn sẽ bị đưa vào “danh sách đen” (blacklist). Kết quả là, những email sau này mà bạn gửi sẽ khó vào được hộp thư đến của người nhận.
5. Quên tối ưu Preheader
Preheader là dòng văn bản ngắn gọn theo sau dòng tiêu đề email được hiển thị trong hộp thư đến của người nhận. Dòng văn bản này giúp người nhận có thể biết trước một chút nội dung để quyết định có nên mở email hay không. Mặc dù nó quan trọng là vậy, rất nhiều người quên tối ưu nó khi gửi chiến dịch email marketing.
Nếu bạn không tối ưu, mặc định preheader sẽ là câu đầu tiên trong nội dung email, và có thể nó không đủ hấp dẫn để thúc đẩy người nhận mở email. Hãy xem xét 2 preheader dưới đây:
“Vào ngày chủ nhật 18/11/2018, khách sạn của chúng tôi sẽ cung cấp…”
“Giảm 50% tiền thuê phòng vào ngày chủ nhật 18/11/2018…”
Nếu là bạn, bạn sẽ mở email nào? Rõ ràng là preheader thứ 2 giúp người nhận hiểu rõ giá trị của việc mở email hơn.
Do đó, khi gửi email marketing, đừng quên tối ưu preheader. Chú ý nên viết thật ngắn gọn và nhanh chóng giúp người nhận biết lý do tại sao họ nên mở email này.
6. Email quá dài
Email của bạn càng dài, càng có ít cơ hội người nhận cuộn xuống cuối email để đọc. Điều này có thể làm giảm tỷ lệ click nếu bạn đặt nút CTA (kêu gọi hành động) hoặc đường link ở cuối email. Do đó, lời khuyên ở đây là đừng cố nhồi nhét quá nhiều thông tin trong một email. Thay vào đó, hãy giữ cho email thật ngắn gọn, súc tích, kèm theo một nút CTA rõ ràng, nổi bật.
7. Gửi email mà không test trước
Một khi đã nhấn nút gửi email, bạn sẽ không thay đổi được điều gì nữa. Do đó, trước khi gửi email marketing, bạn cần duyệt thật kỹ nội dung. Ngoài ra, hãy gửi email test tới hòm thư của chính bạn trước để đảm bảo nó hiển thị chính xác trên mọi thiết bị (đặc biệt là các thiết bị di động): không bị lỗi ảnh, font chữ to nhỏ…
8. Không đo lường hiệu quả
Để thực hiện một chiến dịch email marketing thành công, bạn cần thường xuyên đo lường sau mỗi chiến dịch để rút ra những kinh nghiệm cho chiến dịch lần sau. Tuy nhiên, rất nhiều người đã bỏ qua việc này. Đây là một thiếu sót nghiêm trọng.
Một số dữ liệu mà bạn cần đo lường bao gồm: số lượng email bị trả lại, tỷ lệ mở, tỷ lệ click, tỷ lệ chuyển đổi, tỷ lệ hủy đăng ký theo dõi…
Nếu số lượng email bị trả lại quá cao, hãy kiểm tra lại danh sách email mà bạn đã gửi, và loại bỏ những email chết, bị xóa, không còn được sử dụng hoặc không tồn tại.
Nếu tỷ lệ mở quá thấp, hãy kiểm tra lại dòng tiêu đề hoặc thời gian gửi email. Nếu tỷ lệ click, chuyển đổi quá thấp trong khi tỷ lệ hủy đăng ký theo dõi quá cao thì bạn cần xem xét lại nội dung email của mình.
Trên đây là 8 lỗi thường gặp nhất khi gửi email marketing khách sạn. Nếu bạn đang mắc phải những lỗi này, hãy nhanh chóng sửa đổi để đảm bảo thành công trong chiến dịch tiếp theo của khách sạn.
Nếu bạn muốn tìm kiếm một phần mềm email marketing cho khách sạn của mình, hãy liên hệ với Newway Pms – phần mềm quản lý khách sạn chuyên nghiệp nhất tại Việt Nam. Bên cạnh tính năng email marketing, Newway Pms còn tích hợp nhiều tính năng hữu ích khác như: quản lý tổng thể khách sạn, quản lý kênh phân phối, kết nối khóa từ, quản lý từ xa… giúp việc quản lý và kinh doanh khách sạn trở nên đơn giản và hiệu quả hơn.